Lịch sử Nội_các_Philippines

Ngày thành lập các Bộ khác nhau, tùy thuộc vào thời gian nguồn gốc thành lập trong thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa hay thời thuộc Mỹ. Trong thời gian thế chiến II có 2 nội các cùng hoạt động, thứ nhất là khối thịnh vượng Philippines không bị chiếm đóng và sau đó lưu vong, nội các thứ hai do Nhật Bản thành lập.

Đệ nhất Cộng hòa

Trước khi công ước Tejeros năm 1897 được thi hành, chức năng của chính quyền đã được Katipunan (Liên minh những người con yêu quý của nhân dân) tiến hành. Các hội nghị đã thay Katipunan thành lập chính phủ cách mạng lâm thời. Sau đó lần lượt bị thay thế bằng Cộng hòa Biak-na-Bato. Phong trào cách mạng sau bị lưu đày tới Hồng Kông. Cuộc cách mạng lại được tiếp tục tháng 5/1898 và thành lập chính phủ chính thức (không phải lâm thời hoặc dự bị) của nền đệ nhất Cộng hòa. Hiến pháp nền đệ nhất quy định các Bộ như sau:

Nội các Mabini (21/1/1899-7/5/1899)

  • Apolinario Mabini - Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ.
  • Mariano Trias - Tài chính
  • Teodoro Sandico - Nội vụ
  • Baldomero Aguinaldo - Chiến tranh
  • Gracio Gonzaga - Phúc lợi

Nội các Paterno (7/5/1899 - 13/11/1899)

  • Pedro Paterno - Thủ tướng Chính phủ
  • Leon Ma. Guerrero - Nông nghiệp, Công nghiệp và Thương mại
  • Hugo Ilagan - Tài chính
  • Felipe Buencamino - Ngoại giao
  • Severino de las Alas - Nội vụ
  • Aguedo Velarde - Công Huấn
  • Maximo Paterno - Công trình công cộng và Truyền thông
  • Mariano Trias - Chiến tranh

Quần đảo Philippine

Dưới Ủy ban Philippines và sau đó là lập pháp lưỡng viện được thành lập, chính quyền thực dân Mỹ đã thành lập văn phòng Nội các Thống đốc Philippines, tiếp tục cho tới Khối thinh vượng Philippines. Quyền hành pháp nằm trong tay Thống đốc Philippines. Thành viên Nội các là người Mỹ và Philippines, ngoại trừ Thư ký Công huấn do người Mỹ đặc biệt là Phó Thống đốc.

Khối thịnh vượng Philippines

Với quyền tự chủ Tổng thống Philippines có quyền bổ nhiệm thành viên Nội các.

Ủy ban hành pháp Philippines

Được thành lập theo chỉ thị của Nhật hoàng, Ủy ban chịu trách nhiệm hành chính đối với chính quyền trong khu vực quân Nhật chiếm đóng.

Nội các chiến tranh của Khối thịnh vượng Philippines

Khi chiến tranh nổ ra dẫn tới việc hình thành Nội các chiến tranh, tổ chức của nội các chiến tranh được thay đổi nhiều lần.

Đệ nhị Cộng hòa

Đệ nhị Cộng hòa thay thế Ủy ban hành pháp Philippines. Thành viên nội các xóa bỏ chức vụ ủy viên và đổi thành Bộ trưởng.

Phục hồi khối thịnh vượng

Khối thịnh vương được khôi phục tháng 10/1944 và chính thức phục hồi quyền lực tháng 2/1945.

Đệ tam Cộng hòa

Sau khi ghi nhận Philippines độc lập năm 1946 của Mỹ, cựu quốc gia khối thinh vượng chung bây giờ trở thành quốc gia cộng hòa với Hiến pháp 1935 cho tới khi Marcos tuyên bố thiết quân luật với năm 1972.

Đệ tứ Cộng hòa

Năm 1978 với Hiến pháp năm 1973 các Ban được đổi tên thành Bộ. Hiến pháp năm 1973 ban đầu thiết lập Quốc hội dạng thống trị, nhưng sau đó được sửa đổi trước thi hành đầy đủ của nó vào hình thức chính quyền bán tổng thống dưới chế độ độc tài của Marcos. Năm 1981 thiết quân luật được dỡ bỏ, Quốc hội được họp thường xuyên và Cesar Virata được bầu làm Thủ tướng và kiêm Bộ trưởng Tài chính.

Đệ ngũ Cộng hòa

Dưới chính quyền cách mạng của mình, Tổng thống Corazon Aquino bãi bỏ hệ thống các cơ quan chính phủ và phục hồi hệ thống Ban. Việc phê chuẩn Hiến pháp năm 1987 được coi là lần sửa đổi vĩnh viễn.